Với tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu cả nước kèm theo đó tốc độ đô thị hóa và phát triển dân số ngày càng lớn tại Thành Phố Hồ Chí Minh đang tạo áp lực về cơ sở hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh…
Theo quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam đến năm 2020 và tầm nhìn phát triển đến năm 2030 thì thành phố Hồ Chí Minh là khu đô thị trung tâm tổng hợp đa chức năng kết nối với các khu đô thị vệ tinh lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu.
Thành phố Hồ Chính Minh sẽ phát triển theo 4 hướng để kết nối với các khu đô thị vệ tính tại các tỉnh lân cận gồm: Khu vực phía Đông trung tâm sẽ là quận 9 theo trục Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Dây kết nối với Sân Bay Long Thành – Khu vực Tây Bắc thuộc huyện Củ Chi theo trục đường Xuyên Á kết nối Long An, Tây Ninh – Khu vưc phía Tây theo trục đường Nguyễn Văn Linh trọng điểm sẽ tại Xã Tân Kiên huyện Bình Chánh – cuối cùng là khu vực phía Nam theo đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối khu đô thị cụm cảng Hiệp Phước.
Hiện nay tại khu vực Nam Sài Gòn đang tiến hành mở rộng Cầu Kênh Tẻ để giảm tình trạng kẹt xe tại khu vực đường Nguyễn Hữu Thọ. Đi kèm theo đó UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giải ngân 830 tỷ dự kiến cuối năm 2019 sẽ tiến hành khởi công làm giai đoạn 1 nút hầm chui Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ.
Bên cạnh đó sẽ xây dựng mới cầu Nguyễn Khoái kết nối các quận 4, 7, huyện Nhà Bè vào trung thành phố. Xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và Thủ Thiêm 4 kết nối vào quận 2. Tại khu vực đường Lê Văn Lương thuộc huyện Nhà Bè sẽ mở rộng lên 40m, xây dựng cầu Rạch Đĩa 2, cầu Long Kiểng tạo thành trục đường huyết mạch kết nối với khu đô thị cụm cảng Hiệp Phước kết hợp với tuyến cao tốc Long Thành – Bến Lức .
UBND Thành Phố Hồ Chính Minh vừa kiến nghị thủ tướng chính phủ bổ sung tuyến đường Song Hành Quốc Lộ 50 vào quỹ phát triển giao thông của thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy hoạch tuyến Song Hành Quốc Lộ 50 dài 8,6 Km bắt đầu từ cầu Kênh Cây Khô ( dài 800 m ) và đường Phạm Hùng đến điểm cuối là khu vực xã Tân Kim huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, bên cạnh đó phía đầu bên kia cầu Kênh Cây Khô đường Nguyễn Bình sẽ được mở rộng lên 40m kết nối vào tuyến đường Song Hành Quốc lộ 50 tạo thành một trục thông suốt kết nối trung tâm huyện Nhà Bè kéo dài đến khu đô thị vệ tinh Cần Giuộc – Long An.
Ngoài các dự án đường bộ sẽ phát triển tuyến đường sắt Metro số 4 với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng đi qua các quận trung tâm như 1, 3, 4, 7, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè. Theo quy hoạch tuyến Metro số 4 sẽ chạy song song đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối cụm cảng đô thị Hiệp Phước.
Tại Nam Sài Gòn hiện nay ngoài các dự án đã phát triển là trái tim của Nam Sài Gòn như: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Kdc Him Lam Kênh Tẻ, Kdc Trung Sơn 6a … đến các khu đô thị đang triển khai và sắp hình thành như: Khu đô thị 6b nằm trên trục đường Phạm Hùng kết nối tuyến đường Song Hành Quốc lộ 50 (165ha), khu đô thị GS Metrocity ( 330 Ha), dự án căn hộ thông minh Sunshine City, Kdc Thái Sơn 1 ( đã có sổ hồng đang nâng cấp cơ sơ hạ tầng) …. Cùng với các trung tâm thương mại lớn đã đi vào hoạt động như ViVo City, Crescent Mall, Siêu Thị Lotte ….. tạo nên một bức tranh sinh động cho thị trường bất động sản tại khu vực Nam Sài Gòn.
Với cơ sở hạ tầng có sẵn và các dự án hạ tầng sắp triển khai Nam Sài Gòn được các chuyên gia nhận định hầu hết các dự án tại Nam Sài Gòn đều đồng bộ về cơ sở hạ tầng được các nhà đầu tư lớn ưa chuộng và nguồn vốn đầu tư đang đổ vào thị trường bất động sản khu Nam ngày càng manh mẽ và phát triển hơn nữa.