liên hệ ngay!KDC Thái Sơn sắp hoàn thiện cơ sở hạ tầng !!

Bắt đầu siết ” rửa tiền ” qua giao dịch bất động sản

https://duyphongland.vn

Sở xây dựng Tp . Hồ Chi Minh vừa có văn bản yêu cầu thực hiện về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.

Sở Xây Dựng Tp. Hồ Chí Minh là địa phương mới nhất đã yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rà soát, cập nhật về các quy định về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nếu đã ban hành hoặc gửi quy định ban hành mới hoăc bản cập nhật về Cục Quản lý nhà – Thị trường bất động sản ( Bộ Xây Dựng) và Cục Phòng Chống Rửa Tiền ( Ngân Hàng Nhà Nước ) trước ngày 15/9/2019 để thống kê, theo dõi, phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiên các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng chống rửa tiền. Đồng thời các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại tổ chức chứng minh về các giao dịch bất động sản. Gửi báo cáo đánh giá rủi ro của đơn vị về Cục Quản Lý Nhà – Thị Trường Bất Động Sản và Cục Phòng Chống Rửa Tiền trước ngày 15/09/2019 để thống kê, theo dõi, phục vụ công tác thanh tra và giám sát.

Các doanh nghiệp cũng cần lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn hơn 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản Lý Nhà – Thị Trường Bất Động Sản, và Cục Phòng Chống Rửa Tiền theo đúng quy định của pháp luật phòng chống rửa tiền.

Đối với Thanh Tra Sở Xây Dựng. Sở Xây Dựng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản,sàn, sàn giao dịch bất sản trên địa bàn thành phố và có báo cáo tổng hợp gủi về Cục Quản Lý Nhà – Thị Trường Bất Động Sản trước ngày 15/09/2019.

Trong báo cáo gửi thủ tướng chính phủ, Hiệp Hội Bất Động Sản Tp.HCM đánh giá về hiện tượng rửa tiền trong các giao dịch bất động sản như sau: ” Hiệp hội nhận thấy trong phân khác nhà ở trung cấp, tỷ lệ đầu tư khoảng 20%-30%, phân khúc nhà ở bình dân khoảng dưới 10%. Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cấp nhằm đàu tư vao kinh doanh hoặc cất giữ tài sản cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường bất động sản”.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra tình trạng bất động sản Việt Nam giao dịch giá chênh lệch rất nhiểu tại các dự án. Giá chênh lệch nằm ngoài sổ sách và được giao dịch bằng tiền mặt nên rất khó phát hiện hành vi rửa tiền bởi phần lớn tiền giao dịch bất động sản đều nằm ngoài hóa đơn chứng từ.

Ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Tp. HCM cho biết từ năm 2009 chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định phòng chống rửa tiền với mức từ 200 triệu đồng và các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ theo đó áp dụng với các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng.

Cũng theo ông Châu, hiện nay Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không quy định giao dịch phải qua sàn và người mua cũng có thể mua trực tiếp của chủ đầu tư. Do vậy số lượng giao dich qua sàn không nhiều nên báo cáo cũng không thể phản ánh được hết thực tế giao dịch trên thị trường.

“Nếu muốn kiểm soát rửa tiền thì cần phải quy định tất cả giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng. Đồng thời cả tài chính, thuế vào cuộc mới giải quyết được vấn đề” ông Châu cho biết thêm.

Duyphongland.vn

Leave a Reply